Thông tư 10:2021/TT-BTNMT -Quan trắc tự động khí thải ống khói

26/12/2016 10:48:24


Thông tư 31/TT-BTNMT ngày 15/6/2016 quy định bắt buộc các nhà máy có phát thải khí thải phải lắp trạm quan trắc khí thải tự động. Vào đường link để tải thông tư này: http://mt.gov.vn/Images/editor/files/Toan/2016/31-2016TBTNMT.pdf

Công ty KHCN và BVMT là đại diện phân phối của hãng IMR (Mỹ) tại Việt nam sẽ cung cấp kịp thời cho khách hàng nhu cầu này.

Trạm quan trắc khí thải ống khói bao gồm bộ phận lấy mẫu và làm khô khí, bộ phận phân tích, bộ phận chuyển đổi tín hiệu và truyền số liệu về Sở.

Tùy theo lựa chọn của khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp loại trạm đo theo nguyên lý quang học hoặc đo theo sensor điện hóa.

Đo theo nguyên lý quang học đo được đồng thời 6 chỉ tiêu: CO, SO2, NO, NO2, CO2, O2 và nhiệt độ

Đo theo nguyên lý điện hóa có thể đo được nhiều chỉ tiêu hơn như CO, SO2, NOx, CO2, O2, H2S, HCL, HF, NH3, Cl2...

+ Phương pháp quang học: Phương pháp quang học dựa trên sự hấp thụ ánh sáng của các khí thải. Cường độ hấp thụ ánh sáng phụ thuộc vào nồng độ của chất hấp thụ tuân theo định luật Lambe-Bear. Để quan trắc các chất ô nhiễm như CO, SO2, NOx... các thiết bị quan trắc tự động thường sử dụng tia sáng hồng ngoại gần (NIR) hoặc tử ngoại (UV). Một sensor đo đồng thời tối đa là 6 chỉ tiêu và gắn trực tiếp trên ống khói. Tín hiệu được truyền về transmiter đặt trong phòng điều hành. 

+ Phương pháp điện hóa (elechtrochemical): Mỗi sensor điện hóa được tẩm một dung dịch điện hóa tương ứng. Khi các chất cần đo phản ứng với dung dịch điện hóa làm thay đổi điện thế trên bề mặt điện cực. Sự thay đổi này tỷ lệ với nồng độ chất cần đo. Mỗi thông số cần một sensor. Các sensor được đặt trong thiết bị. Thiết bị chứa sensor được đặt trong phòng điều hành.  Mẫu được hút, lọc bụi, loại hơi nước trước khi đưa về sensor đo.

Ưu nhược điểm của từng phương pháp:

+ Phương pháp quang học là công nghệ mới có ưu điểm là không phải thay thế sensor đo trong suốt thời gian sống của sensor. Tuy nhiên số chỉ tiêu bị hạn chế và trong quá trình đo do sensor đặt trực tiếp trong ống khói nên bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng bụi, vận tốc, áp suất của khí thải... trong ống khói. Kết quả thiếu ổn định.

+ Phương pháp điện hóa có thể đo được rất nhiều chỉ tiêu và đặc biệt là các chỉ tiêu không có hiệu ứng hấp thụ ánh sáng mà phương pháp quang học không thể đo được. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì phải định kỳ thay sensor. Tuổi thọ của sensor điện hóa là từ 16000 đến 18000 giờ làm việc (khoảng 2 năm)

+ Trong phương pháp pháp quang học toàn bộ sensor treo trên ống khói nên ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt  của nước ta, độ bền của các linh kiện điện tử cũng cần phải được cân nhắc.

+ Trong khi đó phương pháp điện hóa sử dụng bơm hút mẫu và mẫu được làm khô, làm sạch trước khi vào sensor nên không bị ảnh hưởng gây nhiễu của hơi nước, bụi.... Mặt khác  các sensor và linh kiện điện tử được để trong nhà nên bảo đảm độ bền cho các linh kiện điện tử hơn.

+ Giá thành của một trạm quan trắc theo phương pháp quang học thường cao hơn giá thành của trạm quan trắc theo phương pháp điện hóa.

Các phương pháp lắp đặt thiết bị quan trắc tự động khí thải ống khói:

+ Phương án trực tiếp: Thiết bị quan trắc được gắn trực tiếp trên thân ống khói (in-situ) để đo các thông số và không sử dụng dẫn mẫu

+ Phương pháp giá tiếp:  Thông qua việc trích hút mẫu (extractive) khí thải trong ống khói dẫn  xuống thiết bị phân tích đặt dưới chân ống khói

@ Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Bảo vệ môi trường

Thiết kế bởi công ty Enuy Việt Nam

Hỗ trợ trực tuyến