14/11/2022 11:05:38
1. Tình hình ô nhiễm rác thải điện tử hiện nay
Công nghiệp ngày càng phát triển nhất là thời đại công nghệ 4.0 sản phẩm điện, điện tử trở nên rất phổ biến không chỉ trong sản xuất mà còn trong đời sống hàng ngày. Cũng vì thế mà rác thải điện tử ngày càng nhiều. Rác thải điện tử thuộc nhóm các chất thải nguy hại.
Ở nước ta, năm 2025 ước tính thải ra 250.000 tấn rác thải điện tử từ tivi và linh kiện điện tử, còn thế giới lên tới 9 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm.
Tuy nhiên số liệu tới năm 2019 cho biết chỉ có 17% lượng rác thải điện tử được thu gom và tái chế dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
2. Tại sao phải xử lý rác thải điện tử
Rác thải điện tử gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và môi trường. Dưới đây là những tác hại chính:
2.1. Tác hại cho sứ khỏe con người
Chất độc hại: Rác thải điện tử chứa nhiều chất độc như chì, thủy ngân, cadmium, và beryllium. Những chất này khi tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư, rối loạn thần kinh, và các vấn đề về hô hấp.
Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và trẻ em: Phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất từ rác thải điện tử có nguy cơ cao đối mặt với thai chết lưu, sinh non, và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Trẻ em cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại, dẫn đến sự phát triển nhận thức kém và các rối loạn hành vi.
Tiếp xúc nghề nghiệp: Những người làm việc trong ngành công nghiệp xử lý rác thải điện tử thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại mà không có biện pháp phòng ngừa, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp.
2.2. Gây ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm không khí: Đốt rác thải điện tử thải ra nhiều khí độc hại, bao gồm dioxin, gây ô nhiễm không khí và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cộng đồng xung quanh.
Nhiễm độc đất và nước: Các chất độc từ rác thải điện tử thấm vào đất và nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt. Việc sử dụng nước bị ô nhiễm này có thể dẫn đến nhiều bệnh tật cho con người.
2.3. Tác động kinh tế
Mất mát tài nguyên: Rác thải điện tử chứa nhiều kim loại quý, nếu không được tái chế, sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên quý giá và làm tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhu cầu các sản phẩm điện tử ngày càng tăng trong khi nguồn tài nguyên trên trái đất đang cạn kiệt.
Sự gia tăng rác thải điện tử là một vấn đề lớn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, và cần có các biện pháp xử lý và quản lý hiệu quả để giảm thiểu tác hại của nó.
Xử lý rác thải điện tử không chỉ để bảo vệ môi trường mà qua đó còn thu lại được nhiều kim loại quý hiếm như nhựa, đồng, vàng bạc, platin, paladi....và các loại đất hiếm khác.
Theo thống kê trong 1 tấn rác thải điện tử di động có thể thu về 350g vàng
3. Công nghệ xử lý và tái chế rác thải điện tử
Công nghệ xử lý rác thải điện tử đang ngày càng phát triển để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là quy trình công nghệ xử rác thải điện tử:
3.1. Thu gom và phân loại
Các thiết bị điện tử thải bỏ được thu gom từ hộ gia đình và doanh nghiệp thông qua các chương trình thu hồi rác thải điện tử. Việc phân loại ban đầu giúp tách biệt các loại rác thải điện tử khác nhau, đảm bảo quy trình xử lý sau này hiệu quả hơn.
3.2. Xử lý sơ bộ
Tháo dỡ: Tháo dỡ các linh kiện bên ngoài và bên trong thiết bị điện tử để tách biệt các thành phần có giá trị tái chế như nhựa, kim loại và các bộ phận điện tử. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm và tăng hiệu quả tái chế.
3.3. Tái chế
Có nhiều công nghệ tái chế rác thải điện tử, tùy thuộc vào mục đích thu hồi mà áp dụng các công nghệ thích hợp:
3.3.1. Nghiền cơ học
Nghiền nhỏ rác thải điện tử sau đo tách các thành phần nhựa và kim loại bằng phương pháp tuyển trọng lực. Kim loại thu được là bột hỗn hợp các các kim loại.
3.3.2. Hỏa luyện
Tiến hành nung chảy bột kim loại ở nhiệt độ thích hợp để tách các kim loại ra khỏi nhau do mỗi kim loại có một nhiệt độ nóng chảy nhất định. Phương pháp này chủ yếu để thu hồi đồng, thiếc là những kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp có hàm lượng cao trong rác thải điện tử.
3.3.3. Hóa học
Bột kim loại được hòa tan trong môi trường axit, sau đó kết tủa các hydroxit kim loại trong môi trường thích hợp để thu được các hydroxit kim loại. Nung các hydroxit kim loại thu được các oxit kim loại được sử dụng nhiều trong công nghiệp gốm sứ và bột màu
3.3.4. Điện phân
Bột kim loại được lòa tan trong môi trường axit. Tiến hành điện phân tại các giải điện thế phù hợp để thu được kim loại tinh khiết trên điện cực (Anot). Phương pháp này chủ yếu để tách vàng tinh khiết.
3.3.5. Đốt
Đốt công nghiệp: Những thành phần không thể tái chế sẽ được đưa vào lò đốt đặc biệt, đốt ở nhiệt độ cao để giảm thiểu thể tích lưu trữ và đảm bảo an toàn cho môi trường. Tro xỉ từ quá trình này sẽ được xử lý để giảm thiếu các chất độc hại rồi đem đi đóng rắn.
Những công nghệ và quy trình này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần vào việc tái sử dụng các tài nguyên quý giá, hướng đến phát triển bền vững.
4. Ở đâu cung cấp công nghệ xử lý và tái chế chất thải
STEPRO là nhà cung cấp công nghệ và thiết bị để xử lý rác thải điện tử trọn gói chìa khóa trao tay. Với nhiều năm kinh nghiệm và bí quyết công nghệ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho khách hàng
@ Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Bảo vệ môi trường
Thiết kế bởi công ty Enuy Việt Nam