Quy trình quan trắc môi trường nước mặt

26/07/2018 08:00:18


 Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường nước mặt lục địa là:
    - Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực, địa phương;
    - Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường nước;
    - Đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian và không gian;
    - Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước;
    - Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường quốc gia, khu vực, địa phương.
 
lay-mau-quan-trac-moi-truong
Quan trắc môi trường nước mặt
 
     Việc thiết kế chương trình quan trắc môi trường nước mặt lục địa cụ thể như sau:

    1. Kiểu quan trắc môi trường

    Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc cần xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động.
 

    2. Địa điểm và vị trí quan trắc

    a) Việc xác định địa điểm quan trắc môi trường nước mặt lục địa phụ thuộc vào mục tiêu chung của chương trình quan trắc và điều kiện cụ thể của mỗi vị trí quan trắc;
    b) Căn cứ vào yêu cầu của đối tượng cần quan trắc (sông, suối, ao, hồ…) mà xây dựng lưới điểm quan trắc cho phù hợp. Số lượng các điểm quan trắc phải được cấp có thẩm quyền quyết định hàng năm;
    c) Vị trí quan trắc cần phải chọn ổn định, đại diện được cho môi trường nước ở nơi cần quan trắc, được xác định tọa độ chính xác và được đánh dấu trên bản đồ.

    3. Thông số quan trắc

    Căn cứ theo mục tiêu của chương trình quan trắc, loại nguồn nước, mục đích sử dụng, nguồn ô nhiễm hoặc nguồn tiếp nhận mà quan trắc các thông số sau: 
    a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường: pH, nhiệt độ (to), hàm lượng oxi hòa tan (DO), độ dẫn điện (EC), độ đục, tổng chất rắn hòa tan (TDS);
    b) Thông số khác: độ màu, thế oxi hóa khử (Eh hoặc ORP), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxi hóa học (COD), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), amoni (NH4+), sunphat (SO42-), photphat (PO43-), tổng nitơ (T-N), tổng photpho (T-P), silicat (SiO32-), tổng sắt (Fe), clorua (Cl-), florua (F-), độ kiềm, coliform, E.coli, phecal coli, xianua (CN-), đioxit silic (SiO2), dầu, mỡ, asen (As), cadimi (Cd), crom (Cr), chì (Pb), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), đồng (Cu), niken (Ni), mangan (Mn), các ion natri (Na+), kali (K+), magie (Mg2+), canxi (Ca2+), phenol, chất hoạt động bề mặt. dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, sinh vật phù du và sinh vật đáy;
    c) Căn cứ vào điều kiện trang thiết bị, nhân lực thực hiện quan trắc mà có thể đo nhanh một số thông số quy định tại điểm b, khoản 3 điều này.
 
quan-trac-moi-truong-nuoc
Lấy mẫu quan trắc nước mặt
 

    4. Thời gian và tần suất quan trắc

    a) Tần suất quan trắc môi trường nước mặt lục địa được quy định như sau:
    - Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng;
    - Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 01 lần/quý. 
    Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý môi trường, mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn nước cũng như điều kiện về kinh tế và kỹ thuật mà xác định tần suất quan trắc thích hợp.
    b) Tại những vị trí chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều hoặc có sự thay đổi lớn về tính chất, lưu tốc dòng chảy thì số lần lấy mẫu nước mặt tối thiểu là 02 lần/ngày, đảm bảo đánh giá bao quát được ảnh hưởng của chế độ thủy triều.
 

    5. Lập kế hoạch quan trắc

    Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung sau:
    a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia;
    b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có);
    c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm; 
    d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường;
    đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;
    e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
    g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;
    h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
 
Luôn luôn tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, STEPRO là nhà cung cấp các trạm quan trắc tự động cho hầu hết các thành phần môi trường:
 
Hãy vào trang web: http://www.stepro.com.vn và http://www.tramquantrac.com để biết thêm chi tiết.
 
Thông tin liên hệ:
Công ty Khoa học Công nghệ và Bảo vệ môi trường (STEPRO)
Địa chỉ: 2/8 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
VP phía Nam: C117, 76 Ngô Tất tố, p. 19. q. Bình Thạnh, tp. HCM
Đt: 0915.668.418 hoặc 0919.668.415.
Email: istepro.co@gmail.com/ khcnbvmt@gmail.com

@ Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Bảo vệ môi trường

Thiết kế bởi công ty Enuy Việt Nam

Hỗ trợ trực tuyến